Cơ Khí Tự Động Hóa: " Ngành Học Cung Không Đủ Cầu"

Cơ khí tự động hóa hay còn gọi là Cơ điện tử là một ngành nghiên cứu và triển khai hệ thống điều khiển, tự động các dây chuyền sản xuất công nghiệp nhằm đảm bảo cho việc điều khiển các thiết bị máy móc một cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao nhất. Với ứng dụng của kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, các công việc của con người dần được thay thế bằng hệ thống tự động của máy móc, robot.

Thuộc khối ngành kỹ thuật, ngành Cơ khí tự động hóa không có chỗ cho kiểu học hình thức, đối phó; nhưng một khi sinh viên đã biết việc thì được nhà tuyển dụng săn đón, không thiếu cơ hội việc làm hấp dẫn.

Sở dĩ đây là ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn bởi người học ngành này có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các khu công nghệ cao, khu công nghiệp với vai trò kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật để vận hành dây chuyền sản xuất.

Cơ Khí Tự Động Hóa: " Ngành Học Cung Không Đủ Cầu"

Ngoài ra, với nhiều ứng dụng trong đời sống, lao động ngành này có thể cung cấp các dịch vụ cơ khí, điện - điện tử, tự động hoá dân dụng… kiếm tiền ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Xã hội đang đứng trước tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành Cơ khí tự động hóa và đây là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho các bạn trẻ đam mê khoa học công nghệ, mong muốn làm chủ những kỹ thuật sản xuất tiên tiến, ứng dụng cao.

Việc lựa chọn 1 ngành nghề thực tế, phù hợp với nhu cầu xã hội trong kỷ nguyên số còn giúp sinh viên nâng tầm bản thân từ đó góp phần rút ngắn công cuộc "Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa" đất nước.

Năng lực đào tạo

Theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Cơ khí tự động hóa, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực sau:

– Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động:

Cung cấp các kiến thức về các kỹ thuật điều khiển tự động từ đơn giản đến phức tạp, với mục tiêu đạt được sự điều khiển tối ưu, ổn định và thông minh cho hệ thống;

Cung cấp các kỹ năng thiết kế, lắp đặt, bảo trì sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động, các thiết bị cảm biến chuyên dụng để tự động hóa các hoạt động sản xuất cũng như đời sống;

Cung cấp kỹ năng lập trình cho các thiết bị điều khiển trong công nghiệp như các bộ vi điều khiển, PLC, ….

Cơ Khí Tự Động Hóa: " Ngành Học Cung Không Đủ Cầu"

– Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp:

Cung cấp các kiến thức cần thiết để sinh viên có thể phân tích, thiết kế các hệ thống điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất, giám sát quá trình sản xuất trong nhà máy, hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát SCADA….

– Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot:

Cung cấp các kiến thức cần thiết giúp sinh viên có khả năng thiết kế chế tạo phần cơ khí – điện tử cũng như thiết kế giải thuật lập trình phần mềm cho các robot ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt trong các nhà máy sử dụng dây chuyền tự động;

Lĩnh vực chế tạo robot hiện nay là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học, trong đó vấn đề lập trình trí tuệ nhân tạo cho các robot là vấn đề được quan tâm nhất.

Cơ Khí Tự Động Hóa: " Ngành Học Cung Không Đủ Cầu"

Kiến thức và kỹ năng

– Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật; Kỹ năng lập kế hoạch…

– Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:

Có kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển, tự động hóa trong sản xuất; nhận dạng hệ thống; kỹ thuật thiết kế và điều khiển robot;

Vận hành, lập trình trên các loại PLC và các phần mềm SCADA thông dụng, các chuẩn mạng truyền thông trong công nghiệp, các cách thức vận hành và lắp đặt cho các hệ truyền động, các thiết bị tự động, các lý thuyết cơ bản của hệ thống điều khiển tự động. Có khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế và mô phỏng trên máy tính;

Quản lý và triển khai thiết kế, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống tự động hóa; dự toán kinh phí, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực, thời gian thực hiện; cập nhật và thống kê thông tin về pháp luật, kỹ thuật và công nghệ mới.

>>> Xem thêm: Mức lương Cơ khí tự động hóa (cơ điện tử): Mức lương trung bình của một kỹ sư cơ điện tử

Cơ hội làm việc

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Cơ khí tự động hóa sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:

– Nghiên cứu viên tại Viện Ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao,…

– Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong nhiều lĩnh vực: Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền lắp ráp ô tô VinFast, ô tô Thaco…, dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng ở các nhà máy Samsung, VinSmart…, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm như Vinamilk, Nutifood… dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng ở các nhà máy Hà Tiên, Holcim…

Cơ Khí Tự Động Hóa: " Ngành Học Cung Không Đủ Cầu"

Tham gia Cộng đồng để tải miễn phí, cập nhật thông tin Khóa học, tài liệu, ebook mới:

>>> Fanpage: Cơ điện tử Việt Nam

>>> Group: Cộng đồng cơ điện tử

>>> Group: Tổng kho khóa học online free

Copyright Disclaimer:

This site does not store any files on its server. We only index and link to content provided by other sites. Please contact the content providers to delete copyright contents if any and email us, we'll remove relevant links or contents immediately.

Pass: codientu.online

Kinh Nghiệm, Trải Nghiệm, Kiến Thức
Follow

AdBlock Detected!

Website này hoạt động nhờ vào sự hiển thị quảng cáo, chúng tôi đã hạn chế để tránh phiền bạn. Mong bạn TẮT tiện ích chặn quảng cáo đối với website này.